Top 10 Nhà Cái Uy Tín Năm 2024

Công nghệ Sinh học – Ngành học ứng dụng trong thời kỳ hiện đại

    1. Công nghệ sinh học là gì?

    Công nghệ Sinh học (CNSH) là lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình, thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vât để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường.

    CNSH được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như: sản xuất thuốc, chế biến thực phẩm, thủy sản, bảo quản rau quả sau thu hoạch; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp, chế phẩm sinh học; phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường…

    Cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp… đang được xã hội quan tâm. Trước tình hình nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để giải quyết các vấn đề trên, cùng những lợi thế đầy tiềm năng đến từ ngành công nghệ quan trọng này, ngành CNSH đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại 4.0. Từ việc vận hành, bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về CNSH.

    2. Học gì trong ngành Công nghệ Sinh học?

    Đối với trình độ Đại học, ngành CNSH thường được phân thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng: CNSH ứng dụng trong nông nghiệp, thực phẩm, môi trường, thủy sản, y dược…

    Ngoài khối lượng kiến thức nền về sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến và bảo quản thủy hải sản, công nghệ lên men… Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc, tổng hợp, phân tích dữ liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại trong CNSH.

    Một số môn học tiêu biểu của ngành:

    • Sinh học Phân tử
    • Công nghệ sinh học động vật
    • Công nghệ sinh học thực vật
    • Kỹ thuật di truyền
    • Nông nghiệp Công nghệ cao
    • Nuôi cấy mô và thực hành nuôi cấy mô
    • Công nghệ nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu
    • Công nghệ chế biến và bảo quản thủy hải sản
    • Công nghệ lên men
    • Công nghệ sau thu hoạch

    3. Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ Sinh học?

    Hiện nay có rất nhiều viện, trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo, cơ sở triển khai ứng dụng CNSH đã được hình thành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực CNSH hiện đang thiếu trầm trọng. Do vậy, triển vọng và cơ hội việc làm dành cho các kỹ sư công nghệ sinh học là rất lớn.

    Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư công nghệ sinh học có thể làm việc ở những vị trí như:

    • Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản, dược phẩm;
    • Chuyên viên tại các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu công nghệ vi sinh, CNSH thực vật, CNSH động vật;
    • Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; kỹ thuật viên xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa;
    • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực sinh học, sinh học thực nghiệm và CNSH ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;
    • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và CNSH của địa phương;
    • Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh (thương mại – dịch vụ) với qui mô vừa và nhỏ thuộc lĩnh vực CNSH.

    4. Các phương thức xét tuyển ngành Công nghệ Sinh học

    1) Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

    2) Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:
    • Điểm trung bình của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
    • Điểm trung bình của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
    • Điểm trung bình của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0
    • Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0
    • Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

    – Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

    Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.nn-info.com/xettuyentructuyen

    3) Dựa trên kết quả kỳ thì đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

    XÉT TỔ HƠP MÔN

    Toán, Vật lý, Hóa học A00
    Toán, Hóa học, Sinh học B00
    Ngữ văn, Hóa học, Sinh học C08
    Toán, Hóa học, Tiếng Anh D07

     

    Đăng ký xét tuyển và nhận học bổng: ts.nn-info.com/xettuyentructuyen 
    Đăng ký để được hỗ trợ tư vấn:  

    Thông tin liên hệ:

    • Hotline: 0762538686 – 02526283838
    • Website: ts.nn-info.com 
    • Fanpage:
    • Địa chỉ: 225 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận