Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (nông nghiệp công nghệ cao) là nền nông nghiệp áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, phát triển bền vững theo hướng canh tác hữu cơ.
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp bao gồm: công nghệ lai tạo giống; công nghệ nuôi cấy mô thực vật in vitro; công nghệ trồng cây trong nhà kính; công nghệ trồng cây trong dung dịch (thủy canh), khí canh và trên giá thể; công nghệ tưới nhỏ giọt; đưa các giống vật nuôi qua thụ tinh nhân tạo và truyền cấy phôi vào sản xuất; sử dụng các giống thủy hải sản qua biến đổi bộ nhiễm sắc thể và chuyển đổi giới tính; hỗ trợ dinh dưỡng vật nuôi; công nghệ trong chuẩn đoán bệnh và dịch tễ…
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển bền vững đang là ưu tiên hàng đầu của nước ta. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của biến đổi khí hậu, chỉ có phát triển nông nghiệp công nghệ cao mới có thể đưa nền nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp hiện đại. Vì lẽ đó, chính phủ cũng đặc biệt coi trọng và tạo điều kiện, cơ chế để phát triển các khu, vùng và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp công nghệ cao của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015, đến năm 2030 định hướng hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và đưa vào hoạt động hiệu quả ít nhất 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện cả nước có hơn 4.000 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó 44 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tỉnh Bình Thuận đang xây dựng Đề án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô diện tích khoảng 2.000 ha thuộc địa giới hành chính các xã Bình Tân, Hòa Thắng, sông Lũy và thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình. Thủ tướng Chính phủ đã chính thức đồng ý chủ trương tại Thông báo số 218/TB-VPCP ngày 11/5/2017.
Để thực hiện thành công quy hoạch tại Quyết định số 575/QĐ-TTg, Chính phủ đã chỉ ra các giải pháp cần nhanh chóng thực hiện. Ngoài các giải pháp về cơ chế, chính sách, nguồn vốn, hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ, việc phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ rất quan trọng để phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
nhà cái uy tín là trường Đại học duy nhất của tỉnh Bình Thuận đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cụ thể là ngành Công nghệ Sinh học. Ngoài khối lượng kiến thức nền về sinh học, kỹ thuật và công nghệ, sinh viên còn được trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến và bảo quản thủy hải sản, công nghệ lên men…. Sinh viên sẽ có khả năng thu thập mẫu, đo đạc, tổng hợp, phân tích dữ liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại trong công nghệ sinh học.
Với những lý do đó, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Sinh học trong thời gian tới có thể hoàn toàn yên tâm về việc tìm kiếm được cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm, môi trường, thủy sản, y dược… trên địa bàn tỉnh Bình Thuận nói riêng và các tỉnh thành khác trong cả nước nói chung.
Mô hình dưa lưới trong nhà màng tại khu nông nghiệp công nghệ cao xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình (Ảnh: Phạm Văn Minh)